Phép Dùng La Bàn Đặc Biệt: Hầu hết các La Bàn hiện nay đều có ba bàn. Chính châm (Vòng trong) là Địa Bàn; Trung châm (Vòng giữa) là Nhân Bàn; Phùng châm (Vòng ngoài) là Thiên Bàn. Phái Tam Hợp lấy Chính châm Cách Long, Lập Hướng; Trung châm Tiêu Sa; Phùng châm Nạp Thủy. Cũng có người lấy Trung châm và Phùng châm để lập hướng, đó là nhầm lẫn. Huyền Không Địa Lý nhất luật chỉ dùng Chính châm. (Chính châm là kim nam châm cảm ứng với từ trường trái đất).
(Thực ra Nhân Bàn và Thiên Bàn cũng chính là sử dụng nguyên tắc Thuận Tử và Nghịch tử của Huyền Không Địa Lý)
Phương Pháp Thu Sơn, Thu Thủy Đặc Thù: Huyền Không Địa Lý chú trọng đến Sơn tinh được sinh vượng Khí đi đến Sơn (Nơi tọa, lưng của Trạch), thoái, tử, sát Khí phi đáo thủy; Còn Hướng tinh được sinh vượng Khí phải phi đáo thủy (Nơi hướng, cửa của Trạch), thoái, tử, sát Khí phí bài đến Sơn. Như thế tức là thu được sơn, lại xuất được sát đi. Chính Thần ở chính vị trí, đẩy nước nhập vào Linh Đường (Chính Thần Tọa Chính Vị, Bát Thủy Nhập Linh Đường).
Giải Thích Về Phản Phục Ngâm: Huyền Không Địa Lý lấy trường hợp Đương Sơn Hướng Ai tinh với Nguyên Đán Bàn giống nhau, gọi là Phục Ngâm, trái nhau là Phản Ngâm. Phản, Phục Ngâm lúc đương lệnh (Đang còn trong khoảng thời gian của vận tinh) còn tạm dùng được, thất lệnh tất phát ra tai ách, họa hoạn. Trường hợp này chỉ dùng lý luận của Huyền Không Địa Lý mới giải thích được. Trong Đạo học phương Đông nói chung và trong lý thuyết Kinh Dịch nói riêng tư tường Trung Dung (Ở giữa bình yên) luôn được coi trọng. Vì thế nhiều quá cũng không tốt, ít quá cũng không hay. Đây chính là nhận thức cơ bản về Phục Ngâm và Phản Ngâm.
Phép Phân Kim Đặc Biệt : Tất cả có 120 phân kim, tức là mỗi Sơn có 5 phân kim. 24 Sơn cộng lại là 120 phân kim. Huyền Không Địa Lý ở giữa mỗi Sơn trong phạm vi 4,5 độ ( Phải, trái ) gọi là Hạ Quái, lệch quá 1 độ gọi là Thế Quái hoặc Khởi Tinh. Trong phép dùng, Hạ Quái và Thế Quái có sự sai biệt rất lớn, đó là sự sáng tạo của Huyền Không Địa Lý.
Phongthuy.com.vn Tổng hợp !
Một Số Điểm Đặc Thù Của Huyền Không Phong Thủy
9,661 lượt xem
Một Số Điểm Đặc Thù Của Huyền Không Phong Thủy