Hòn non bộ và kiến trúc
Hòn non bộ có một địa vị quan trọng trong cách bài kế sân vườn và kiến trúc cổ Việt Nam. Nhà dân gian đặt hòn non bộ ở sân trước làm cảnh đón khách. Trong sân chùa, sân đền cũng dùng hòn non bộ như tấm bình phong để chắn yểm tà cùng tô điểm thêm cho cảnh quan cảm giác thoát tục.
Chùa Trấn Quốc, Đền Quan Thánh, Đền Ngọc Sơn và Văn miếu ở Hà Nội đều có hòn non bộ ngoài sân. Thái Bình Lâu trong Tử Cấm Thành Huế nơi vua nhà Nguyễn ra đọc sách cũng có hòn non bộ lớn. Riêng sân đình thì không đặt hòn non bộ mà để trống khoáng giống sân chầu Điện Thái Hoà. Đó là vì đình là nơi biểu hiện uy quyền chứ không phải nơi vãn cảnh thưởng ngoạn.
Tầm quan trọng của "Tiểu cảnh & Non bộ" trong Phong thuỷ
"Núi quản nhân đinh, Thuỷ quản tài" đó là một trong những quan điểm quan trọng trong Phong thuỷ. Hai yếu tố này đều nằm trong "Tiểu canh & Non bộ" vì vậy các phong thuỷ sư dùng nó vào việc tăng cường tại nơi có trường khí tốt hay dùng trấn sát tại nơi khí trường hung hiểm.
Tuy nhiên, cần có sự am hiểu về lĩnh vực này mới có thể dùng Non bộ theo mục đích trên. Với những người muốn chơi non bộ như một vật trang trí thì nên chơi với kích thước nhỏ. Vì nếu chơi những hòn non bộ có kích thước lớn, hình dáng thô ác mà đặt sai vị trí có thể gây ra những ảnh hưởng xấu mà không biết. Chú ý !
Theo Huyền Không Phi Tinh chỉ tại những nơi có "Sơn tinh - Núi" hay "Thuỷ tinh - Nước" đang trong thời kỳ sinh hay vượng thì mới nên dùng Non bộ. Ngoài ra, trong các trường hợp cụ thể thì còn phải chỉ dùng Sơn hay chỉ dùng Thuỷ. Các bạn muốn vừa được chơi Non bộ vừa đặt đúng Phong thuỷ thì nên tìm sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Một trong những vị trí mà được rất nhiều các nhà kiến trúc sư hay nhà dân sử dụng trang trí Tiểu Cảnh và Non Bộ hiện nay đó là gầm Cầu Thang . Nơi đó được xem như là một nơi lý tưởng để bố trí không gian xanh, hồ cá cảnh, vườn..vv..v. Nhưng thực ra, đứng trên phương diện Phong thuỷ thì ví trí đó chưa phải là vị trí tốt nhất, mà có thể rơi vào tình trạng “Xấu thêm Xấu và Tốt thêm Tốt“ hay gọi là 50/50 . Một ví dụ cụ thể để các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này: Gia chủ là nam, sinh năm 1959 nhà hướng Tây Bắc (toạ Tỵ hướng Hợi) với sơ đồ thiết kế nhà như sau:
Theo bản thiết kế, vị trí cầu thang đang nằm giữa cung Cấn và Chấn với hai bộ sao 4-6 và 9-2. Trong trường hợp bài trí Tiểu Cảnh dưới gầm cầu thang nghiêng về phía bộ sao 4-6 thì rất xấu, còn nếu đặt về phía bộ sao 9-2 thì Sơn tinh cát còn Thuỷ tinh hung . Mà 9 tử được xem như một sao “ba phải“ khi đi với hung tinh thì nó sẽ biến thành hung tinh. Do vậy, ngôi nhà này không nên đặt Tiểu Cảnh tại gầm cầu thang mà nên tìm vị trí khác thích hợp hơn.
Phongthuy.com.vn