Núi và Nước trong Phong Thủy
Kết Cấu Của Một Long Huyệt (龙穴).
Sơn (Núi) và Thủy (Nước) là hai khái niệm chính trong Phong Thủy Học.
Khái niệm Sơn ý chỉ các mạch núi chạy theo các tuyến (Hầu hết xuất phát từ Hy Ma Lay A) cũng có thể dùng đề chỉ các vật thể có chiều cao như Nhà, Đài Cao, Tháp … Tuy nhiên Phong Thủy Chính Tông đề cập đến Sơn còn tính đến sự vận chuyển Năng Lượng của các Mạch Núi.
Trong quan niệm truyền thống của Phong Thủy, các mạch Núi được gọi là Long Mạch, nó được coi là thu hút dòng năng lượng (Khí) từ vũ trụ thông qua ngọn núi cao nhất thế giới Chu Mu Lung Ma (Đại Tổ Sơn) rồi chạy đi lan tỏa khắp thế giới. Các Long Mạch này khi dừng lại được gọi là Kết Huyệt, tại các vùng này năng lượng Sống (Sinh Khí) tụ tập rất lớn, lợi ích cho sự sống của con người. Trong Phong Thủy Học gọi các vùng này là Long Huyệt.
Những ngọn núi đứng độc lập riêng lẻ hoặc không hề có mạch núi nào ở gần đó, nó được gọi là Đồng Sơn (Núi Trẻ) hoặc Cô Sơn (Núi Cô Độc) những núi này không có được năng lượng nhiều hoặc hoàn toàn không có, vì vậy nó cũng không thể kết Huyệt được, cho dù nó đạt được nhưng tiêu chuẩn Phong Thủy về Lý Khí (Tính Toán theo hệ thống Âm Dương Ngũ Hành).
Có câu nói: “Sơn chủ Nhân, Thủy chủ Trí” ý nói Núi thì chủ về Lòng Tốt, còn Nước thù chủ về Trí Tuệ; Đây cũng là một thực tế trong cuộc sống, những người sống ở vùng Núi Cao thường có Lòng Nhân Đạo tốt hơn, còn người vùng Sông Nước, Biển Cả thường vượt lên về mặt Trí Tuệ.
Trong Phong Thủy Học cũng có một câu rằng “Sơn quản Nhân Đinh, Thủy quản Tài” ý nói Núi chủ về phát cho con người mà nước thì phát cho tài sản. Núi do là nguồn năng lượng tiềm ẩn nên mức độ phát vượng tuy bền và mạnh nhưng lại rất chậm, còn như Nước thì tốc độ phát nhanh hơn, nhưng tàn phá cũng nhanh hơn, bởi vậy hai yếu tố Nước và Núi cần được phối hợp phát triển trong một mức độ Hài Hòa.
Phongthuy.com.vn Tổng hợp !